BS VÕ THỊ BẠCH SƯƠNG – Nguyên giảng viên bộ môn da liễu trường ĐHYD TP.HCM
Mụn trứng cá là bệnh ngoài da lành tính nhưng gây mặc cảm cho người bệnh. Để việc điều trị có kết quả tốt, bạn cần kiên trì và tuân thủ theo toa bác sĩ.
Những việc sau đây cần tránh làm khi bạn đang có mụn:
1. Trang điểm thường xuyên, bít bùng, không tẩy trang sạch
Đôi khi bạn nghĩ bạn cần che đi các khuyết điểm bằng cách trang điểm, nhưng điều này lại làm cho việc trị bệnh của bạn kéo dài hơn. Một số các sản phẩm trang điểm có thể sinh cồi mụn hoặc gây tắc nghẽn nang lông hơn.
2. Tiếp xúc với nắng mà không bảo vệ
Các thuốc uống hoặc thoa để trị mụn đều ít nhiều gây nhạy cảm ánh sáng. Do đó việc tránh nắng cần được thực hiện tốt. Bạn có thể bảo vệ da bằng khăn, mũ, vải che hoặc thoa các kem chống nắng thích hợp cho da mụn.
3. Rửa mặt thường xuyên, nhiều lần hoặc lạm dụng các sản phẩm tẩy nhờn một cách thái quá.
Nó sẽ làm da bạn mất đi lớp chất béo bảo vệ da.
4. Sờ, cạy nặn mụn
Bạn chỉ nên lấy nhân mụn khi các cồi đã già (cứng, khô, có đầu đen mở trên mặt da). Nhất thiết phải làm sạch da và sát khuẩn trước cũng như sau khi nặn mụn . Với các mụn bọc, mụn sưng, đau hoặc có mủ nên nhờ bác sĩ hoặc các chuyên viên giúp bạn.
5. Tự thoa hoặc uống thuốc theo mách bảo
Có những toa thuốc chỉ phù hợp với người này mà không phù hợp với người khác hoặc có những tác dụng phụ mà bạn không được biết. Bạn chỉ nên dùng thuốc theo toa bác sĩ kê cho bạn mà thôi.
6. Để tóc phủ trán, mặc quần áo dầy, đeo ba lô thường xuyên … có thể làm bạn nổi nhiều mụn ở trán và lưng đấy!
7. Dùng nhiều sản phẩm kết hợp
Bạn nghĩ rằng bạn vừa trị mụn ,vừa trị thâm hoặc dưỡng da kết hợp thì sẽ mau chóng có làn da đẹp. Điều này sai. Các thành phần hóa học có thể tương tác với nhau gây bất lợi hơn cho việc điều trị của bạn. Mọi việc kết hợp thuốc hoặc sản phẩm chăm sóc da đều nên có ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ.
8. Dùng nhiều thức ăn ngọt , béo và sữa tươi